Buy for me
Tin tức

Văn hóa trà đạo Nhật Bản - Giá trị nghệ thuật và lịch sử

Buy For Me
Buy For Me

Văn hóa trà đạo Nhật Bản là một phần quan trọng của di sản văn hóa đất nước mặt trời mọc. Với giá trị nghệ thuật sâu sắc và lịch sử bền vững, nó không chỉ là một phong cách uống trà, mà còn là một biểu tượng của sự tinh tế và sự kết nối với tự nhiên. Bài viết này sẽ đưa bạn khám phá vào thế giới phong cách trà đạo Nhật Bản.

Tìm hiểu về trà đạo Nhật Bản là gì?

Đôi nét về trà đạo Nhật Bản.jpg
Đôi nét về trà đạo Nhật Bản

Trà đạo Nhật Bản là gì? Trà đạo Nhật Bản, còn được gọi là "chanoyu" hoặc "sadō," là một nghệ thuật trà truyền thống của Nhật Bản. Đây không đơn giản là việc uống trà mà còn là một trải nghiệm mang đầy tính văn hóa và nghệ thuật. 

Văn hóa trà đạo Nhật Bản đã phát triển từ thế kỷ thứ 9 và đã trải qua nhiều thay đổi và phát triển qua các thời kỳ lịch sử khác nhau của Nhật Bản. Thế kỷ 15, môn phái Urasenke của trà đạo được thành lập và trở thành một trong những môn phái nổi tiếng nhất.

Lịch sử trà đạo Nhật Bản

Vào thời kỳ Kamakura, người ta nói rằng trà đã được đưa vào Nhật Bản bởi một nhà sư tên là Eisai khi ông trở về từ Trung Quốc - nơi trà được sản xuất.

Trong thời Muromachi, nhà sư Murata Jukou đã hấp thụ triết lý của Thiền và bắt đầu thiết lập các phòng trà nhỏ, tĩnh lặng mang không gian của Wabicha. Một người thưởng trà nổi tiếng tên là Senrikyu đã phát triển thành nghệ thuật trà đạo Nhật Bản như chúng ta biết vào ngày nay.

Ý nghĩa của trà đạo Nhật Bản

Văn hóa trà đạo Nhật có ý nghĩa như thế nào.jpg
Văn hóa trà đạo Nhật có ý nghĩa như thế nào?

Văn hóa trà Nhật không chỉ dừng lại ở việc pha trà và thưởng thức trà mà còn mang một tầm quan trọng sâu sắc hơn, đó là giúp tinh thần con người được thanh lọc bằng cách hòa quyện với thiên nhiên và tập trung vào tu tâm để đạt được sự giác ngộ, hay còn gọi là "đạo". Hòa - Kính - Thanh - Tịch là 4 nguyên tắc cơ bản của trà đạo, cụ thể:

  • "Hòa" đại diện cho sự cân bằng và hài hòa giữa con người và thiên nhiên, cũng như sự hòa hợp giữa người pha trà và các dụng cụ pha trà.
  • "Kính" bao gồm lòng kính trọng và sự tôn kính đối với người khác, thể hiện lòng biết ơn đối với cuộc sống.
  • "Thanh" thể hiện sự tinh khiết và tịnh tâm. Khi lòng tôn kính mở rộng đến vạn vật và không phân biệt, tâm hồn trở nên thanh thản và yên bình. 
  • "Tịch" biểu thị sự vắng lặng và yên tĩnh, mang lại cảm giác tĩnh mạch và sự thư thái cho con người, tạo nên không gian yên tĩnh và tĩnh lặng.

>> Xem thêm: Những điều thú vị về Nhật Bản mà bạn chưa biết

Văn hóa trà đạo của Nhật Bản kết nối truyền thống và hiện đại

Văn hóa trà đạo của Nhật Bản thể hiện sự kết nối tinh tế giữa truyền thống và hiện đại. Nó đã tồn tại trong hàng thế kỷ và vẫn được coi trọng và thực hành rộng rãi ở Nhật Bản ngày nay. Dưới đây là một số quy tắc về văn hóa trà đạo Nhật:

Quy tắc về không gian thưởng trà

Phòng trà là nơi để mọi người thưởng trà. Không gian này được trang bị các thiết bị và bộ dụng cụ pha trà đạo Nhật Bản. Cửa sổ thường được làm bằng giấy còn tường thì được treo các bức tranh thư pháp. Những ấm trà đạo Nhật Bản được sắp xếp và hoa cắm tùy theo mùa.

Khách mời đến sẽ được đi qua một loạt dãy các phòng chỉ dẫn tới phòng chờ. Sau khi được tiếp đãi nước nóng, khách sẽ được đưa đến khu vườn để vào phòng trà. Mọi thứ trong khuôn viên mang những nét biểu tượng độc đáo đem đến không gian yên bình, thanh tịnh. Trước khi vào phòng trà, khách sử dụng vòi nước được lắp sẵn trong vườn để rửa tay. Chủ nhà sẽ đón tiếp khách một cách lịch sự tại cửa phòng trà trong bộ kimono truyền thống của Nhật.

Thông thường, những buổi thưởng trà lớn sẽ diễn ra hơn 4 giờ đồng hồ. Trước khi buổi tiệc bắt đầu, khách được phục vụ bánh ngọt mang những nét đặc trưng theo mùa hay dịp lễ tại thời điểm đó. Lúc này, chủ nhà thực hiện pha trà bộ trà đạo Nhật Bản theo các bước truyền thống.

Quy tắc pha trà

Hướng dẫn pha trà đạo Nhật.jpg
Hướng dẫn pha trà đạo Nhật

Nước pha trà là tiêu chuẩn đầu tiên được thảo luận trong nghệ thuật trà đạo Nhật Bản. Tuyệt đối không được sử dụng nước sôi để pha trà. Nguyên tác này được sử dụng trên tất cả loại trà Nhật Bản, bao gồm cả trà xanh và trà bột dùng trong lễ dâng trà. 

Nước pha trà phải được bảo quản trong một bình thủy hoặc đun trong ấm kim khí và đun trên bếp than lửa nhỏ để nước luôn duy trì ở nhiệt độ khoảng 80 - 90 độ C. Sau đó, nhiệt độ để pha từng loại trà sẽ được điều chỉnh phù hợp với loại trà cụ thể.

Quy tắc về cách uống trà đạo Nhật Bản

Thưởng thức trà đạo Nhật.jpg
 

Khi pha trà, tách trà và dụng cụ pha trà đạo Nhật Bản cần rửa sạch bằng nước sôi để chúng luôn được giữ ấm. Sau đó lau khô bộ dụng cụ trà đạo Nhật Bản bằng khăn trước khi cho trà vào.

Trước khi đổ trà vào ấm trà đạo Nhật Bản, người pha trà thường ngửi trà để nhận biết loại trà đó, sau đó lựa chọn cách pha trà phù hợp dựa trên số lượng người uống và để đảm bảo hương vị trà không quá đậm hoặc quá nhạt. Khi rót trà vào tách, người rót sử dụng mắt để quan sát màu sắc và mùi của trà, đảm bảo rằng nó không quá đặc hay quá loãng. Khi đổ trà, cần chú ý đến lượng nước để đảm bảo rằng tách trà sẽ được uống hết mỗi lần, tránh để lại nước thừa gây ảnh hưởng đến chất lượng của lần uống tiếp theo vì sự thay đổi nhiệt độ và mất màu xanh của trà.

Người thưởng trà cũng có các yêu cầu riêng. Họ phải thể hiện thái độ kính trọng và sự thưởng thức tinh tế. Thường họ sử dụng vài miếng bánh ngọt để kết hợp với trà. Cách họ ăn và uống cũng phản ánh vị trí và kiến thức của họ, thể hiện mức độ tôn trọng cũng như đạo đức của họ trong việc tham gia buổi tiệc trà.

>> Xem thêm:  Top 10 loại đồ uống Nhật Bản bạn nhất định phải thử

Các loại trà đạo Nhật Bản nổi tiếng

Giới thiệu một số loại trà đạo Nhật phổ biến.jpg
Giới thiệu một số loại trà đạo Nhật phổ biến

Trà đạo Nhật Bản có một lịch sử lâu đời và đa dạng với nhiều loại trà nổi tiếng. Dưới đây là một số loại trà Nhật Bản nổi tiếng:

Trà Sencha

Một trong những loại trà xanh phổ biến nhất ở Nhật Bản là trà Sencha. Loại trà này được sản xuất bằng cách thả các lá trà non vào nước sôi, sau đó ngay lập tức ngưng lại bằng cách đặt chúng trong nước lạnh hoặc làm lạnh nhanh để ngăn chặn sự oxi hóa. Trà Sencha thường có màu xanh đậm, mùi hương tươi mát, vị thanh ngọt và có hậu vị ngọt.

Trà Matcha

Để làm ra loại trà Matcha này, người ta lấy lá trà non rửa sạch và phơi khô. Sau đó, đem chúng xay nhuyễn thành bột. Điều này làm cho Matcha giữ nguyên màu xanh tươi và không bị khô như các loại trà lá thông thường. Khi pha nên đánh tan trà bột Matcha trong nước sôi trước. Cách làm này tạo ra một hương vị đặc biệt, trà sẽ thơm ngát mùi diệp lục, hương trà xanh đặc trưng pha với một chút chát nhẹ và vị ngọt mát lan tỏa trong vòm họng.

Trà Nhật nguyên lá

Đây là loại trà phổ biến, được sản xuất bằng cách sử dụng phần tinh chất của lá trà. Trái với Matcha, lá trà non được hái rồi phơi khô, sau đó, đem đi chiết xuất để lấy tinh chất bằng cách đặt chúng vào bình trà và loại bỏ xác lá. Loại trà này thường cho ra màu nước vàng hoặc xanh nhạt. Các loại trà phổ biến trong nhóm này bao gồm trà Sencha, Houjicha lá,... và một trong những loại nổi tiếng nhất là trà Gyokuro cấp cao.

Trên đây là các thông tin về văn hóa trà đạo Nhật Bản cùng những loại trà Nhật nổi tiếng được ưa thích hiện nay. Hi vọng qua những thông tin này, Buyforme có thể giúp quý khách hiểu sâu hơn về nét văn hóa đặc trưng Nhật Bản qua các nhiều thế kỷ. Nếu quý khách có nhu cầu mua các loại trà Nhật chính hãng thì dịch vụ mua hộ của chúng tôi sẽ đáp ứng mọi yêu cầu của quý khách. Hãy liên hệ ngay để được tư vấn chi tiết!

>> Xem thêm: App mua hàng Nhật online uy tín, chính hãng - Buyforme